Let Sweet Talk
Hotline: 0906804226
Email: manahouse4226@gmail.com

NGHI LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM GỒM CÓ NHỮNG GÌ?

Tìm hiểu ý nghĩa các nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới Việt Nam.

Nếu đang lên kế hoạch cưới trong năm nay, cô dâu hãy cùng Mana House điểm lại những bước quan trọng nhất trong phong tục cưới truyền thống của dân tộc nhé!

Lễ dạm ngõ 

Đây là một phần quan trọng trong lễ cưới người Việt truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Ngày nay, lễ dạm ngõ hay còn được biết đến với tên gọi lễ giáp lời, không còn được tổ chức theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình.

Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. 

Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn.

Lễ ăn hỏi hay Lễ đính hôn.

Lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn là thông báo chính thức về sự kết giao của đôi bạn trẻ và của hai họ. Ngày nay, tuy nhiều nghi lễ đám cưới đã được giảm bớt nhưng lễ ăn hỏi là một trong những phần chính vẫn được duy trì.

Nghi lễ này đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân. Cô gái được hỏi đã chính thức trỏ thành vợ chưa cưới cả chàng trai đi hỏi.

Lễ vật của lễ hỏi là cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, trái cây... để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể là số chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của gia đình, vùng miền.

Lễ dạm hỏi (Hình ảnh sưu tầm)

Trình tự nghi thức trong ngày cưới.

Lễ cưới là buổi lễ quan trọng nhất của nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam. Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 3 nghi lễ:

Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, mâm rượu đến nhà gái để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

Lễ xin dâu (Hình ảnh sưu tầm)

Nghi thức lễ rước dâu về nhà trai: Dù đoàn rướt dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải "chấn chỉnh đội hình". Trong lễ rước dâu vị trí đầu đoàn thường đi đầu là đại diện nhà trai, tiếp đến là bố chú rể, chú rể và đoàn bưng quà. 

Sau khi đã vào nhà gái, người đại diện đàn trai giới thiệu hai họ với nhau và có đôi lời với nhà gái chính thức được xin rước cô dâu về. Khi được gia đình nhà gái cho phép, cô dâu được mẹ ruột dẫn ra giới thiệu với quan viên hai họ. chú rể trao hoa cưới cho cô dâu, rồi đến chào ra mặt bố mẹ hai bên cùng họ hàng.

Đãi tiệc: Đây là thời khắc vui vẻ nhất của lễ cưới khi bạn bè, đồng nghiệp và họ hàng đến chúc mừng cho đôi trẻ. Họ cùng nhau ăn uống vui vẻ và ca hát để chúc phúc cho cô dâu-chú rể. Tiệc cưới thường được tổ chức tại các trung tâm hội nghị nhà hàng, nhưng ngày nay cũng có xu hướng tổ chức tiệc cưới trong không gian mở ngoài sân vườn. Đặc biệt sau khi đại dịch Covid, tiệc cưới cùng tổ chức theo "xu hướng mới" , những "đại tiệc"' dần ít đi thay vào đó là những buổi tiệc gia đình ấm cúng thân mật.

Tiệc cưới tổ chức tại nhà hàng hoặc trung tâm hội nghị (Hình ảnh sưu tầm)

Tiệc cưới tổ chức trong không gian mở (Hình ảnh sưu tầm)

Lễ lại mặt: Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một số món quà để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là "Lễ Nhị Hỷ". Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1-4 ngày sau lễ cưới. 

Đó là các nghi thức truyền thống trong đám cưới người Việt Nam. Ngày nay bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có sự kết hợp và tinh giản như sau: lễ dạm ngõ chỉ là bữa cơm thân mật của gia đình hai bên. Lễ rước dâu ngày nay là sự kết hợp của lễ hỏi, lễ xin hôn và nghi thức rước dâu. Và thường được làm trước một ngày hoặc chính trong ngày diễn ra tiệc cưới.

Qua bài viết này, Mana House hy vọng đã giải đáp được thắc mắc lễ cưới truyền thống gồm những gì cũng như cho bạn cái nhìn tổng quát về trình tự nghi thức trong đám cưới Việt nam.

Những nghi lễ này vốn có lịch sử lâu đời và được xem như một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi truyền thống. Mỗi nghi lễ có một ý nghĩa riêng, đánh dấu từng cột mốc quan trọng trong hôn nhân của đôi bạn trẻ. 

Mana House kính chúc cho những cặp đôi đang yêu nhau chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa hôn nhân sẽ luôn hạnh phúc, trân quý nhau luôn luôn.

(Sưu tầm)

Youtube Twitter Pinterest Google+ Võ Hoài Nhân
  • Mana House
  • 107/52 Nguyễn Văn Khối Phường 11 Quận Gò Vấp
  • 0906804226
  • manahouse.vn
2019 Copyright ©ManaHouse. All rights reserved. Designed by NINA Co., Ltd
  • Đang online: 6
  • Tổng truy cập: 674941
Back to Top
Zalo
Zalo